Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Tranh vẽ trên tường

Thêm một trò mới ngoài may vá, thêu thùa, làm hoa mà mình đã từng dấn thân vào, trò này cũng khá thú vị vì nhanh và rất bắt mắt nhất là trẻ nhỏ, hihi. Mình không phải họa sỹ mà cũng chẳng có khiếu vẽ vời, nhưng mình hay bắt chước nên kết quả cũng không đến nỗi nào, tự khen vậy.

Sản phẩm đây
Gấu Pooh và các bạn. Sản phẩm này có sự trợ giúp của Bob, Bob thực hiện vẽ cỏ giúp mẹ.




Các bước thực hiện
Phóng to hình bằng cách kẻ ô, giống như mình học vẽ bản đồ


Cách này hiện đại hơn, dùng may chiếu để đồ các nét trong tranh, cách này nhanh cực, bonus thêm "HỌA SỸ"

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

CÁC VẮC XIN TIÊM NGỪA CHO TRẺ

 Copy từ viện Pastuer


CÁC VẮC XIN TIÊM NGỪA CHO TRẺ EM
  1. Tiêm ngừa Viêm não nhật bản B (JEV): Chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, 3 liều căn bản: liều đầu tiên, liều thứ hai cách liều đầu 1-2 tuần, liều thứ 3 sau 1 năm. Sau đó tiêm nhắc mỗi 3 năm/lần. Giá: 13.000đ/liều cho trẻ <3 tuổi. 26.000đ/liều cho trẻ ³ 3 tuổi.
  2. Tiêm ngừa  Viêm màng não mũ do Não mô cầu (Meningo A+C): Chỉ định cho trẻ từ18 tháng tuổi, 1 liều cơ bản, nhắc lại mỗi 3 nãm, Giá hiện tại đang sử dụng: 110.000đ/liều.
  3. Tiêm ngừa Viêm màng não mũ do HIB (Hemophilus Influenza B): Chỉ định cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Từ 2-6 tháng tiêm 3 liều cơ bản mỗi liều cách nhau 1 tháng, sau đó 1 năm nhắc lại 1 liều. Từ 6-12 tháng tiêm 2 liều cơ bản, sau đó 1 năm nhắc lại, trên 12 tháng tiêm 1 liều duy nhất. Giá hiện tại đang sử dụng: 240.000đ/liều.
  4. Tiêm ngừa Trái rạ (Thuỷ đậu): Chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Tiêm 1 liều duy nhất, Giá hiện tại đang sử dụng: 320.000đ/liều.
  5. Tiêm ngừa Thương Hàn: Chỉ định cho trẻ từ 5 tuổi, tiêm 1 liều cơ bản, nhắc lại sau 3 năm. Giá hiện tại đang sử dụng: 115.000đ/liều.
  6. Tiêm ngừa Cúm: Tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi, trẻ dưới 8 tuổi khi tiêm lần đầu sẽ tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc lại mỗi năm 1 lần. Ðối với trẻ trên 8 tuổi, tiêm 1 liều duy nhất, sau đó nhắc lại hàng năm. Giá hiện tại đang sử dụng: 165.000đ/liều.
  7. Tiêm ngừa viêm gan siêu vi A: tiêm cho trẻ trên 2 tuổi, tiêm 1 liều sau đó nhắc lại lần 2 sau 6 tháng. Giá hiện tại đang sử dụng: 300.000đ/liều
  8. Tiêm ngừa Sởi, Quai bị, Rubela : Chỉ định tiêm cho trẻ trên 12 tháng, tiêm 1 liều sau đó nhắc lại lúc 4-5 tuổi. Giá hiện tại đang sử dụng: 110.000đ/liều .
  9. Tiêm ngừa Viêm phổi-viêm màng não do phế cầu: Chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi, tiêm 1 liều cơ bản, có thể nhắc lại sau 3 năm đối với các trẻ có nguy cơ cao, Giá hiện tại đang sử dụng: 240.000đ/liều.
Trong trường hợp tránh tiêm chích nhiều lần, có thể dùng các loại vắc xin phối hợp sau:
  1. Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt: chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tiêm 3 liều cơ bản mỗi liều cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc lại sau 1 nãm. Giá hiện tại đang sử dụng: 72.000đ/liều.
  2. Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Viêm gan B: chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tiêm 3 liều cơ bản mỗi liều cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc lại sau 1 năm. Giá hiện tại đang sử dụng: 90.000đ/liều.
  3. Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Viêm màng não mũ do HIB (Hemophilus Influenza B): chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tiêm 3 liều cơ bản mỗi liều cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc lại sau 1 nãm. Giá hiện tại đang sử dụng: 250.000đ/liều.
  4. Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm màng não mũ do HIB (Hemophilus Influenza B): chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tiêm 3 liều cơ bản mỗi liều cách nhau 1 tháng, sau đó nhắc lại sau 1 nãm. Giá hiện tại đang sử dụng: 280.000đ/liều.

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ


Trong thức thứ nhất nầy, tất cả những gì mà bạn cần phải làm là giương thẳng 2 tay ra theo chiều ngang. Sau đó bạn xoay tròn cho đến khi hơi chóng mặt. Một điều mà bạn phải lưu ý đó là; xoay tròn từ trái sang phải. Nói cách khác, nếu bạn để cái đồng hồ trên sàn nhà trước mặt bạn, thì bạn phải quay theo chiều kim đồng hồ. Trong thức nầy người tập phải nằm dài trên sàn, mặt ngửng lên. Tốt nhất bạn nên nằm trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm nệm bằng phẳng. ’Một khi bạn đã nằm duổi lưng, thẳng người, hãy buông hai cánh tay dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau. Tiếp đó bạn nhấc đầu lên, thu cầm vào ngực. Trong khi làm như thế, nhấc hai cẳng chân lên, đầu gối thẳng, trong thư thế thẳng đứng. Nếu có thể bạn hãy để hai chân vươn ngược lên trên thân về phía đầu, nhưng phải giữ cho 2 đầu gối thật thẳng. ‘’Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn nhà trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Hãy thư giãn toàn bộ các cơ bắp sau đó, thực hành lại thức tập nầy. Trong khi thực hành bạn hãy tuân theo nhịp thở như sau: hít vào thật sâu khi bạn nhấc đầu và hai cẳng lên, thở ra toàn bộ khi bạn hạ đầu và hai chân xuống. Giữa những lần tập, trong khi bạn thư giãn cơ bắp, bạn vẫn tiếp tục hít thở theo nhịp vừa kể. Càng hít thở sâu thì càng tốt. ‘’Nếu không thể giữ cho hai đầu gối được thật thẳng, thì bạn có thể cong chúng theo mức độ cần thiết. Tuy vậy nếu bạn tiếp tục luyện tập thức nầy, thì hãy cố để giữ cho 2 đầu gối càng thẳng càng tốt. ‘’Thức thứ ba nầy cần phải được thực hành ngay sau thức thứ hai. Tựa như thức trước, thức nầy cũng rất đơn giản. Tất cả những gì mà bạn phải làm là qùy gối trên sàn nhà và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp đến ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt, đồng thời ngã người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình như thế bạn hãy bám cánh tay và bàn tay lên đùi để làm điểm tựa. Cong người xong, hãy trở về với tư thế cũ và lập lại toàn bộ thức thứ ba nầy lần nữa. ‘’Cũng tựa như thức thứ hai, ở thức thứ ba nầy bạn cũng phải điều hòa nhịp thở đúng như quy định. Bạn phải hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về với tư thế thẳng đứng. Hít thở sâu là điều rất hữu ích vì như thế bạn có thể đưa dưỡng khí vào buồng phổi càng nhiều càng tốt. ‘’Trước tiên bạn hãy ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn chân đặt cách nhau khoảng 20 cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó thu cầm về phía trước ngực. Tiếp đến, bạn hãy ngã đầu ra phía sau, càng xa càng tốt đồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng. Với tư thế nầy, thân hình trở thành song song với sàn nhà, và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Rồi bạn hãy gồng căng mọi cơ bắp của cơ thể. Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu, bạn hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lặp lại các động tác của thức tập. ‘’Cũng vậy, thở là điều quan trọng trong thức nầy. Bạn hãy hít vào thật sâu khi nhấc thân mình lên và thở ra thật dài khi bạn hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp thở nầy khi bạn nghỉ ngơi giữa hai lần tập. ‘’Khi thực hành thức thứ 5, thân hình của bạn phải hướng xuống mặt đất, được chống đỡ bởi hai tay, gàn bàn tay áp xuống sàn nhà và các ngón chân ở trong tư thế cong lại. Với thức tập nầy, bạn phải đặt hai bàn chân cách nhau khoảng 60 cm trong khi cánh tay và cẳng chân phải giữ thẳng. ‘’Để bắt đầu bạn hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn nhà và cong cột xương sống sao cho thân mình ở trong tư thế lún xuống. Tiếp đó ngã đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành chữ V ngược (tức là chổng mông lên trời). Đồng thời bạn hãy đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Tất cả chỉ có thế. Thực hành xong, bạn trở lại với tư thế ban đầu và lập lại toàn bộ thức tập nầy. ‘’Sau tuần lễ đầu tiên, thông thường bạn sẽ thấy đây là một trong những thức tập dễ nhất. Một khi đã thuần thục rồi, bạn hãy để cho thân mình rơi xuống tới một điểm hầu như là chạm sàn nhà, nhưng không hoàn toàn chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp trong một lúc, kể cả khi thân bạn đang ở điểm cao cũng như khi hạ xuống thấp. ‘’Tiếp tục hít thở sâu như đã áp dụng trong những thức trước đây. Hãy hít vào thật sâu khi bạn nâng người lên và thở ra hết khi bạn hạ người xuống’’. 

Sưu tầm từ blog của Chị Liên







Tìm kiếm Blog này